NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

An toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm, bởi có những tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng của người dân. Do đó, bên cạnh những nỗ lực trong quản lý, kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, mỗi người cũng cần nâng cao nhận thức, có trách nhiệm chung trong đảm bảo VSATTP. 

          Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, các biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất đến chế biến bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng. Nhằm đảm bảo cho thực phẩm tươi sạch và an toàn không gây hại cho sức khỏe tính mạng người tiêu dùng.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể giúp  cơ thể phát triển khỏe mạnh chống lại các nguy cơ bệnh tật. Giúp con người hoạt động và làm việc tốt, như vậy nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo hợp vệ sinh thì sức khỏe con người sẽ bị đe dọa đến tính mạng. Công tác bảo đảm ATTP đã có những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm ATTP trong  hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều; tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội, thực thi pháp luật còn yếu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về ATTP còn có phần hạn chế. Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2024 là: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

          Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất , sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rượu, rau, thịt, thủy sản an toàn: nói không với sử dụng với hóa chất, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi. Thực hiện tốt các quy định về  sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, thủy sản tươi sống. vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

          Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, các  biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất đến chế biến bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng. Nhằm đảm bảo cho thực phẩm tươi sạch và an toàn không gây hại cho sức khỏe tính mạng người tiêu dùng.

          Vì vậy an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, liên quan đến thực phẩm như: Phòng công thương phòng nông nghiệp, phòng thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, Y tế, người tiêu dùng.. ATVSTP không những chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển giống nòi, mà còn tác động đến quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại, du lịch. Trong mùa lễ hội. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp tăng cường nguần lực con người, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.

            Ở Việt Nam công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua cũng đã được Đảng nhà nước, các cấp các ngành từ trung ưng đến các địa phương hết sức quan tâm.

          Vì vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nhận thức được tầm quan trọng của việc VSATTP sạch và an toàn mang lại sức khỏe cho con người, song bên cạnh không ít người đã vì lợi nhuận cố ý sử dụng như cồn công nghiệp, chất phụ gia , chất cấm trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ hóa chất thực vật khi phun thuốc vượt quá giới han cho phép đã mang ra chợ bán , thực phẩm từ súc vật ốm, chết, thịt ôi thiu.

           Như chúng ta đã biết xúc vật ốm là con vật đó đang mang mầm bệnh quan trọng có hại đến sức khỏe con người, nhiều loại thực phẩm bán trên thị trường trôi nổi không qua kiểm duyệt, nhãn mác quảng cáo không đúng sự thật vẫn đang xảy ra. Việc bảo quản chế biến từ thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, xúc vật ốm, chết không qua kiểm dịch vẫn bán trên thị trường, kiến thức hiểu biết của người dân còn hạn chế vì thế dẫn đến xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt từ thực phẩm ôi thiu, ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc, biểu hiện triệu chứng lâm sàng nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng, người mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe , kinh tế gia đình và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chính là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm nặng hoặc do điều kiện môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển đặc biệt là thực phẩm có nguần gốc từ gia xúc gia cầm . 

          Vì vậy người dân khi đi chợ phải chọn các loại thực phẩm, và đồ uống có nguồn gốc xuất sứ rõ dàng. Rau, củ,quả tươi sạch. Chon thịt từ gia súc, gia cầm khỏe mạnh, miếng thịt săn chắc, không chảy nước, trên da không có vết đỏ, tím, không có nốt xuất huyết, không có mùi ôi thiu, thức ăn đồ hộp được bán sẵn cũng phải qua kiểm dịch cơ quan thú y.

          Không nên mua thực phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc, không nên ăn những thức ăn qua ngày đã có mùi ôi thiu , và thực hiện 10 lời khuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, không nên mua thực phẩm từ gia súc vật ốm, chết thực phẩm không rõ nguồn gốc. Nếu ta không phát hiện hoặc biết nhưng cố tình sử dụng thức ăn đó vì lợi nhuận làm mất đạo đức con người dẫn đến hậu quả ngộ độc thực phẩm hàng loạt nhất là cho các bếp ăn tập thể, đám cưới hỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe  và tính mạng cho con người .

          Vì vậy an toàn vệ sinh thực phẩm là hết sức cần thiết cho sức khỏe con người và cộng đồng vì vậy mọi  người dân cần hiểu rõ và chọn mua thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ./

Thực hiện: 

Bộ phận VHTT

Viết bình luận

Xem thêm tin tức