Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người. Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Để góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng, cơ sở thức ăn đường phố cần:
1. Giữ vệ sinh (ngăn ngừa sự ô nhiễm)
+ Nơi kinh doanh thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn ô nhiễm.
- Trang thiết bị, dụng cụ:
+ Phương tiện bán rong phải bảo đảm vệ sinh, chống được ruồi, các loại côn trùng, bụi bẩn, mưa nắng.
+ Toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ.
+ Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được trưng bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm.
+ Thùng đựng rác thải phải kín và được vệ sinh thường xuyên.
- Người kinh doanh thức ăn đường phố:
+ Phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Móng tay ngắn, tóc gọn gàng, trang phục sạch sẽ…
+ Không hút thuốc, nhai kẹo cao su, xỉ mũi trong quá trình chế biến, phục vụ thức ăn.
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước, sau quá trình chế biến và sau khi đi vệ sinh.
2. Để tách biệt thực phẩm sống với chín, cũ với mới (ngăn ngừa sự ô nhiễm)
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Sử dụng các dụng cụ xúc, gắp thực phẩm sạch sẽ, găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín.
3. Đun nấu kỹ (loại bỏ các mối nguy đối với thực phẩm)
+ Đun nấu kỹ thực phẩm đặc biệt thịt, trứng và hải sản.
+ Thịt sau khi nấu, luộc, nước bên trong miếng thịt phải trong, không còn màu hồng nhạt.
+ Các món canh và nước hầm phải đun sôi thật kỹ, ít nhất 2 phút.
+ Đun sôi kỹ trước khi ăn đối với thực phẩm đã được nấu chín sau 2 giờ.
4. Bảo quản ở nhiệt độ an toàn (ngăn ngừa các vi sinh vật phát triển)
+ Không để thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ thường quá 2 giờ.
+ Thực phẩm đã nấu chín, chưa sử dụng ngay hoặc thức ăn cần vận chuyển từ một địa điểm này đến địa điểm khác phải bảo quản: bảo quản lạnh ở 5 độ C hoặc lạnh hơn. Bảo quản nóng ở 60 độ C hoặc nóng hơn.
5. Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn (giảm nguy cơ ô nhiễm)
+ Nước và đá dùng cho đồ uống phải được làm từ nguồn nước an toàn.
+ Nguyên liệu thực phẩm phải an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
+ Sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục được cho phép sử dụng của Bộ Y tế, đúng hàm lượng, đúng đối tượng, còn hạn sử dụng.
+ Chọn thực phẩm tươi, không dập nát, không mốc, không thiu.
+ Không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm quá hạn sử dụng.
Viết bình luận